Ra đời
[sửa] Lý do
Bóng rổ ra đời năm 1891 do Dr. James Naismith (1861-1936) – giáo viên môn giáo dục thể chất ở học viện Springfield thuộc bang Masachusetts (Hoa Kỳ) sáng lập.
Vào thời gian đó các môn thể thao, trò chơi vận động chủ yếu được thực hiện ngoài trời. Do vậy, trong suốt mùa đông các sinh viên đã không thể tập luyện hay thi đấu được. Các giáo viên thể dục rất băn khoăn, lo lắng và không ngừng tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra một môn chơi mới. Bóng rổ ban đầu chỉ là trò chơi vận động cho sinh viên trong thời tiết xấu.
Ban đầu Naismith tính xây dựng dựa trên môn bóng đá Mỹ - soccer và lacrosse nhưng ý tưởng đó đã sớm bị loài bỏ vì ông cho rằng bóng đá Mỹ quá thô bạo, còn hai môn kia chủ yếu dựa trên khả năng sức mạnh tốc độ, không có tính nghệ thuật.
Điều kiện để hình thành môn mới này là phải được chơi trong nhà thể dục, phải giới hạn bởi nhiều luật lệ nhưng đơn giản và dễ hiểu, không được dùng que gậy vì dễ gây nguy hiểm và không được thô bạo hay có những động tác truy cản theo kiểu môn bóng đá Mỹ. Do đó, ông đã chọn quả bóng đá và sử dụng tay để chuyền, bắt và ném.
[sửa] Bảng và rổ
Để hình thành “rổ” và “bảng” như hiện nay, đã có nhiều tài liệu đề cập và giải thích.
Ví dụ như trong sách bóng rổ của Iu. M. Portnova thì cho rằng ông đã ứng dụng môn chơi Pok-Tapok – ném bóng vào một vòng tròn bằng đá được đính trên tường cao của bộ lạc Inka va Maia sống tại Mehico và môn chơi nổi tiếng Ollamalituli của người Astek cũng với mục đích ném bóng cao su vào một chiếc vòng làm bằng đá.
Nhưng theo sách “Basketball” của Joe Hutton và Vern B. Hoffman đã giải thích theo logic của vấn đề là ông dự định làm goal theo môn Lacrose nhưng nếu các cầu thủ tập trung trước goal để tranh cướp và ném bóng sẽ dẫn đến thô bạo, do vậy ông đặt 2 cái hộp ở 2 đầu sân và bóng sẽ được ném vào đó. Nhưng điều này lại nảy sinh một vấn đề khác là hàng phòng thủ đứng tụm quanh hộp để chặn bóng. Do vậy ông quyết định treo 2 cái hộp trên đầu các đấu thủ sao cho họ không thể với tới được. Điều này ép họ phải bung rộng ra khống chế các quả ném từ vòng ngoài. Vào thời đó Ông cho treo 2 cái giỏ đựng đào trên balcony của nhà thể dục Sprìngfield ở độ cao 10feet (3,05m) tính từ mặt sân tới cạnh trên của vòng rổ (độ cao được giữ đến bây giờ ).
Bảng rổ được hình thành trong quá trình thi đấu sau này vì khi thi đấu, các cổ động viên cuồng nhiệt đứng trên bao lơn đã cố gắng giúp đỡ đội mình bằng cách phụ hất bóng vào rổ đối phương. Do đó ông đã cho đặt thêm bảng (1895) ở phía sau nhằm mục đích bảo vệ. Điều tiếp theo là cách thức để bắt đầu một trận đấu, ông đã dựa trên môn bóng bầu dục Anh – khi có tranh chấp, trọng tài sẽ ném bóng vào giữa 2 hàng cầu thủ để họ lao vào tranh cướp. Luật này tuy thô bạo nhưng công bằng cho cả 2 bên. Do đó các vòng tròn nhảy tranh bóng được lập ra. Tiếp theo Ông viết 13 điều luật cơ bản.
Ngay sau đó toàn bộ giáo viên và sinh viên trong trường đã ngưng hoạt động để xem lớp của ông thi đấu trận bóng rổ đầu tiên trên thế giới. Tên môn chơi là “Basketball” (bóng rổ) được học sinh lớp ông đề nghị đã được chấp nhận.
[sửa] Cách chơi hiện nay
Sau khi lan rộng ra các nước trên thế giới, bóng rổ bắt đầu trở thành môn thể thao quốc tế. Ngày nay, bóng rổ thường được chơi theo 2 dạng:
* Bóng rổ đường phố: mỗi đội 3 người và 1 bảng rổ, hoặc
* Bóng rổ trong nhà: mỗi đội 5 người và 2 bảng rổ (có 2 hệ thống là NBA và FIBA).
Điểm được ghi bằng cách đưa banh vào rổ một cách đúng luật. Đội nào nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội hòa nhau trong các hiệp đấu chính, thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng các hiệp phụ cho đến khi có kết tỉ số cách biệt. Có nhiều luật trong môn bóng rổ này.
Ngày nay giải bóng rổ nổi tiếng nhất là giải NBA, tập trung nhiều đội bóng nhất như là New York, Washington, Miami, Philadelphia...
[sửa] Thuật ngữ
* rebound: tranh bóng bật bảng
* 3-pointer: người chuyên ném 3 điểm
* box out: cản không cho đối phương đến gần rổ
* lay-up: lên rổ
* go over the back: kĩ thuật đưa bóng qua lưng
* turnover: mất bóng
* one-point game: trận đấu chỉ chênh lệch một điểm
* alley-oop: nhảy lên bắt bóng và cho luôn vào rổ
* inbound: bóng ngoài sân
* starting at centre: vị trí trung phong
* starting point guard: hậu vệ kiểm soát bóng
* starting shooting guard: hậu vệ chuyên ghi điểm
[sửa] Các vị trí
* C: Center - Trung phong (Thường là cầu thủ cao to nhất đội, có khả năng ném rổ ở cự ly gần. Tầm di chuyển hẹp, yêu cầu bắt bóng bật bảng, cản phá các pha ném xa, ném các quả airball của đồng đội, cản hoặc mở đường cho đối phương hoặc đồng đội vs các pha lên rổ. Người chơi ở vị trí này thường được gọi là Bigman vì thể hình của họ, ngoài ra ko cần kĩ năng điêu luyện như các vị trí khác)
* PF: Power Forward - trung phong phụ/tiền vệ chính (được coi là người mạnh mẻ nhất trong tranh bóng và phòng thủ của trận đấu , họ chơi ở những vị trí cố định được huấn luyện viên xác định theo đúng chiến thuật đặt ra .phần lớn là canh để ghi điểm gần rổ hay tranh bóng gần rổ , nhiệm vụ người chơi ở vị trí này là ghi càng nhiều đểm càng tốt, thường là người chơi gần nhất với Trung phong (center)
* SF: Small Forward - tiền đạo (Các cầu thủ có khả năng linh hoạt cao và có khả năng ghi điểm ở cự ly trung bình)
* SG - PG: Shooting Guard - Point Guard - hậu vệ (Các cầu thủ không cần cao to, nhưng có khả năng nhồi bóng tốt để kiểm soát và thiết kế tổ chức tấn công. Có thể ghi điểm ở cự ly xa 3 điểm)
Hai loại hình phòng thủ phổ biến nhất là:
* man-to-man defense: phòng thủ 1 kèm 1
* zone defense: phòng thủ khu vực
[sửa] Các lỗi/luật
* Traveling violation: lỗi chạy bước
* Double dribbling: 2 bóng (Đang dẫn bóng mà cầm bóng lên, rồi lại tiếp tục nhồi bóng)
* Backcourt violation: lỗi bóng về sân nhà (Sau khi đã đem bóng sang sân đối phương, không được đưa bóng trở lại sân nhà)
* 3 seconds violation: lỗi 3 giây (Cầu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đứng quá 3 giây trong khu vực hình thang dưới rổ đối phương)
* 5 seconds violation: lỗi 5 giây (ôm bóng quá 5 giây khi bị đối phương kèm sát (khoảng cách 1 cánh tay) mà không nhồi bóng, chuyền bóng hay ném rổ)
* 8 seconds violation: lỗi 8 giây (Khi dành được quyền kiểm soát bóng ở phần sân nhà, trong vòng 8 giây phải đưa bóng sang sân đối phương)
* 24 seconds violation/shooting time: lỗi 24 giây (Khi dành được quyền kiểm soát bóng trong 24 giây phải ném rổ)
* Personal foul: lỗi cá nhân
* Team foul: lỗi đồng đội (với NBA là 6 lỗi, và các giải khác, bình thường là 5 lỗi; sau đó với bất kỳ lỗi nào, đối phương đều được ném phạt)
* Technical foul: lỗi kỹ thuật/cố ý phạm lỗi (1 lỗi nặng sẽ được tính = 2 lỗi bình thường - personal foul, khi cầu thủ có những hành vi quá khích trên sân)
* Fouled out: ra khỏi sân!! ( khi đã phạm 5/6 lỗi thường - tùy quy định)
* Free throw: ném tự do/ném phạt (khi cầu thủ bị lỗi trong tư thế tấn công rổ sẽ được ném phạt - 1 trái ném phạt chỉ tính 1 điểm)
[sửa] Thuật ngữ về cách chơi
* Jump shot: ném rổ.
* Fade away: ném ngửa người về sau.
* Hook shot: giơ cao và ném bằng 1 tay.
* Layup: lên rổ.
* Dunk/Slam dunk: úp rổ.
* Alley-oop: nhận đường chuyền trên không và ghi điểm (trực tiếp, cũng trên không).
* Air ball: ném trượt hoàn toàn!
* Dribble: dẫn bóng.
* Rebound: bắt bóng bật bảng
* Block: chắn bóng trên không.
* Steal: cướp bóng.
[sửa] Thuật ngữ các kiểu chuyền bóng
* Assistance/Assist: hỗ trợ - pha chuyền bóng khi ngay sau khi nhận bóng của đồng đội, cầu thủ nhận bóng ghi được điểm - cú chuyền đó được gọi là 1 pha hỗ trợ.
* Direct pass/Chest pass: chuyền thẳng vào ngực
* Bounce pass: chuyền đập đất
* Overhead pass: chuyền bóng qua đầu cầu thủ phòng ngự
* Outlet pass: sau khi đội phòng thủ bắt được bóng (rebound) pha chuyền bóng ngay sau được gọi là outlet pass - hiếm khi nghe thấy
* No look pass: chuyền chính xác mà không cần nhìn thấy đồng đội ở đâu (thường do thi đấu ăn ý)
[sửa] Thuật ngữ khác
* "Three-point play": khi bị phạm lỗi trong tư thế tấn công trong khu vực 2 điểm mà pha bóng vẫn thành công, cầu thủ đc ném phạt và cũng thành công. 2 điểm ăn + 1 điểm ném phạt.
* "Four-point play" cũng giống như thế nhưng trong trường hợp ném 3 điểm. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra
* Spin move: cách xoay người để thoát khỏi đối phương
* Crossover Dribble: kỹ thuật thoát khỏi đối phương khi chuyển hướng đập bóng từ trái sang phải hoặc ngược lại
* Behind the Back & Between the Legs Crossover: kỹ thuật đập bóng qua sau lưng và qua háng/2 chân
[sửa] Cách tính điểm
* Cú ném bính thường: 2 điểm
* Cú ném xa: 3 điểm
* Cú ném phạt: 1 điểm